Vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện quận 7 TP HCM gây xôn xao dư luận một thời gian dài
Trật tự an toàn xã hội (TTATXH) tại bệnh viện đã không còn là câu chuyện mới, mà đã trở thành một vấn đề “biết rồi, nói mãi”. Nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra trong những năm qua, mà cụ thể năm 2013, dư luận xã hội nóng lên trước vụ việc một bé sơ sinh vài ngày tuổi bị bắt cóc ngay trong bệnh viện đa khoa Quận 7 – T.p Hồ Chí Minh. Sự việc xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới 2014.
Trước đó, là vụ côn đô hành hung bác sỹ tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh vào tháng 8.2013, hay vụ bắt có trẻ sơ sinh tại bệnh viện phụ sản Trung ương – Hà Nội…..các vụ việc đã để lại một câu hỏi của dư luận về lỗ hổng lớn về an ninh trong bệnh viên. Với sự tham dự của đại diện lãnh đạo nhiều bệnh viên lớn trên phạm vi cả nước, nhiều ý kiến, nhiều bài tham luận đã nêu ra những bất cấp, sự thiếu đồng bộ, trong công tác TTATXH tại các bệnh viện hiện nay.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS – TS Lương NGọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế khẳng định: “Nhiều biện pháp an ninh, an toàn đã được thực hiện tại các bệnh viện, song điều đó thực sự chưa đủ, vì còn thiếu sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng”.
Theo PGS – TS Lương Ngọc Khuê: “ Chúng ta cần có những thông tin, thông báo kịp thời và cụ thể, rõ ràng. Ví như, bệnh nhân khi đến viện cần biết rõ quy trình, thủ tục khám chữa bệnh, khu vực khám chữa các bệnh. Thông tin về các loại hình tội phạm có thể xuất hiện tại bệnh viên. Bệnh nhân nội trú cần có giấy tờ đầy đủ, rõ ràng của bệnh viện để ngăn chặn việc trốn viện, hay bắt có trẻ sơ sinh như đã từng xảy ra…”.
Cùng quan điểm này, Bác sỹ Phạm Văn Dũng – Giám đốc bệnh viện đa khoa Thống nhất – Tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh “ Sự phối hợp giữa bệnh viện với địa phương sở tại hiện còn thiếu thống nhất, lực lượng bảo vệ vừa mỏng, vừa yếu và vừa thiếu. Chính sách về bảo vệ an ninh – an toàn tại bệnh viện chưa có. Công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ không được cung cấp và nhất là cần phải có sự vào cuộc của lực lượng công an”.
Ngoài ra, Bác sỹ Phạm Văn Dũng còn cho rằng, đối với các đội bảo vệ do bệnh viên lập ra cần mạnh dạn giải tán và thay vào đó là lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, có phương án bảo vệ rõ ràng, chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác an ninh trật tự trong khuôn viên bệnh viện.
Hội thảo “An ninh bệnh viên – Thực trạng và giải pháp” là một diễn đàn, mà ở đó, đại diện các bệnh viên lớn trong cả nước đã được bày tỏ những vấn đề bất cập, những mong muốn cũng như giải pháp trước mắt để bệnh viện thực sự là nơi an toàn, trật tự, góp phần làm yên lòng người bệnh, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, tăng thêm niềm tin của nhân dân vào đội ngũ y bác sỹ, vào chất lượng khám chữa bệnh.ụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện quận 7 TP HCM gây xôn xao dư luận một thời gian dài
Trật tự an toàn xã hội (TTATXH) tại bệnh viện đã không còn là câu chuyện mới, mà đã trở thành một vấn đề “biết rồi, nói mãi”. Nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra trong những năm qua, mà cụ thể năm 2013, dư luận xã hội nóng lên trước vụ việc một bé sơ sinh vài ngày tuổi bị bắt cóc ngay trong bệnh viện đa khoa Quận 7 – T.p Hồ Chí Minh. Sự việc xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới 2014.
Trước đó, là vụ côn đô hành hung bác sỹ tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh vào tháng 8.2013, hay vụ bắt có trẻ sơ sinh tại bệnh viện phụ sản Trung ương – Hà Nội…..các vụ việc đã để lại một câu hỏi của dư luận về lỗ hổng lớn về an ninh trong bệnh viên. Với sự tham dự của đại diện lãnh đạo nhiều bệnh viên lớn trên phạm vi cả nước, nhiều ý kiến, nhiều bài tham luận đã nêu ra những bất cấp, sự thiếu đồng bộ, trong công tác TTATXH tại các bệnh viện hiện nay.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS – TS Lương NGọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế khẳng định: “Nhiều biện pháp an ninh, an toàn đã được thực hiện tại các bệnh viện, song điều đó thực sự chưa đủ, vì còn thiếu sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng”.
Theo PGS – TS Lương Ngọc Khuê: “ Chúng ta cần có những thông tin, thông báo kịp thời và cụ thể, rõ ràng. Ví như, bệnh nhân khi đến viện cần biết rõ quy trình, thủ tục khám chữa bệnh, khu vực khám chữa các bệnh. Thông tin về các loại hình tội phạm có thể xuất hiện tại bệnh viên. Bệnh nhân nội trú cần có giấy tờ đầy đủ, rõ ràng của bệnh viện để ngăn chặn việc trốn viện, hay bắt có trẻ sơ sinh như đã từng xảy ra…”.
Cùng quan điểm này, Bác sỹ Phạm Văn Dũng – Giám đốc bệnh viện đa khoa Thống nhất – Tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh “ Sự phối hợp giữa bệnh viện với địa phương sở tại hiện còn thiếu thống nhất, lực lượng bảo vệ vừa mỏng, vừa yếu và vừa thiếu. Chính sách về bảo vệ an ninh – an toàn tại bệnh viện chưa có. Công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ không được cung cấp và nhất là cần phải có sự vào cuộc của lực lượng công an”.
Ngoài ra, Bác sỹ Phạm Văn Dũng còn cho rằng, đối với các đội bảo vệ do bệnh viên lập ra cần mạnh dạn giải tán và thay vào đó là lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, có phương án bảo vệ rõ ràng, chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác an ninh trật tự trong khuôn viên bệnh viện.
Hội thảo “An ninh bệnh viên – Thực trạng và giải pháp” là một diễn đàn, mà ở đó, đại diện các bệnh viên lớn trong cả nước đã được bày tỏ những vấn đề bất cập, những mong muốn cũng như giải pháp trước mắt để bệnh viện thực sự là nơi an toàn, trật tự, góp phần làm yên lòng người bệnh, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, tăng thêm niềm tin của nhân dân vào đội ngũ y bác sỹ, vào chất lượng khám chữa bệnh.